Nhiều nắp đậy, linh kiện của trụ đèn chiếu sáng bị mất
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Hoa khôi song sinh gốc Việt hóa siêu anh hùng ở giải bóng rổ sinh viên Mỹ
Đây là lần thứ 2 Orion thực hiện chương trình này, sau lần đầu tiên vào năm 2015. Như vậy, so với thời điểm mới ra mắt, bánh Chocopie hiện tại đã tăng hơn 20% gr. Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện thiết kế mới bao bì cho sản phẩm với các đường nét thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản, trẻ trung, hiện đại, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Hoa khôi Thái Nguyên nói gì khi bị chê ‘kém sang’ trong ‘Trạm cứu hộ trái tim’?
Ngày 11.3, PV Thanh Niên trở lại hồ lắng cạnh công viên Yersin, gần quảng trường Lâm Viên, TP.Đà Lạt, chứng kiến lòng hồ đầy rác, nước đen ngòm và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nước từ hồ lắng chảy ra hồ Xuân Hương sủi bọt trắng.Tình trạng các hồ lắng nói chung ở TP.Đà Lạt và hồ lắng cạnh công viên này nói riêng bị ô nhiễm đã được Báo Thanh Niên nhiều lần phản ánh, nhưng năm nay nước hồ này đen đặc hơn, mặt hồ đủ thứ rác rưởi nổi lềnh bềnh. Mỗi lần du khách và người dân đi qua đoạn đường này đều phải dùng tay bịt mũi vì mùi hôi thối rất khó chịu.Ông Đào Xuân Hiếu (tổ dân phố Yersin, P.10, TP.Đà Lạt) cho biết nước hồ lắng bị ô nhiễm vài ba năm qua, nhưng năm nay nước hồ ô nhiễm nặng hơn, rác nhiều hơn. Theo ông Hiếu, từ khi Khu quy hoạch Phạm Hồng Thái, phía thượng nguồn hồ lắng có nhiều cư dân đến xây nhà để ở và một số nhà hàng, quán ăn quanh hồ vô tư xả nước thải ra hồ khiến hồ lắng ô nhiễm, hôi thối nặng hơn.Chị Lê Thị Minh Trang (nhà ở cạnh hồ lắng) cho biết do hồ ô nhiễm nên nhà phải đóng cửa 24/24, chỉ khi cần ra ngoài mới mở cửa và phải đeo khẩu trang ngay. Do hít thở không khí ô nhiễm nên nhiều người trong gia đình chị bị viêm mũi phải đi bác sĩ mua thuốc uống.Một số gia đình ven hồ kinh doanh lưu trú nhưng khi khách du lịch tới nhận phòng, thấy hồ lắng bốc mùi hôi thối họ từ chối không ở.Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tấn Hỷ, Giám đốc Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt (viết tắt là Trung tâm) thừa nhận hồ lắng cạnh đường Yersin bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, rác rưởi nhiều hơn. Nhưng ông Hỷ phân trần, từ tháng 11 và tháng 12.2024, Trung tâm đã có báo cáo, làm hồ sơ xin kinh phí để vớt rác và xử lý ô nhiễm các hồ lắng quanh hồ Xuân Hương nhưng không được UBND TP.Đà Lạt phê duyệt.Được biết, trong năm 2024, Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng cũng có văn bản đề nghị UBND TP.Đà Lạt khẩn trương kiểm tra và có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các hồ lắng xung quanh hồ Xuân Hương. Về lâu dài, TP.Đà Lạt cần nghiên cứu lập dự án thu gom nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh hồ lắng để xử lý, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm.
Nói đến Khánh Hòa, nhiều người liên tưởng ngay đến sản vật thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này là xứ trầm, biển yến. Trầm hương không chỉ là sản phẩm kinh tế có giá trị mà còn là biểu tượng văn hóa, tâm linh và niềm tự hào của người dân Khánh Hòa. Huyện Vạn Ninh vốn là thủ phủ của trầm hương Khánh Hòa hàng trăm năm nay. Trầm hương đã tạo ra muôn vàn loại thuốc quý, những món đồ trang sức, quà tặng giá trị và mang ý nghĩa tâm linh, từ đó tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm người dân địa phương.Hiện nay, làng nghề xoi trầm hương xã Vạn Thắng có khoảng 400 hộ với hơn 700 nhân khẩu làm nghề. Đây là nghề cha truyền con nối đã hơn 100 năm. Trước đây, các hộ làng nghề chủ yếu làm gia công sản phẩm nên đầu ra bấp bênh. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên làng nghề đã chế tác ra nhiều dòng sản phẩm rất tinh xảo và mang lại giá trị kinh tế cao. Từ đó, đầu ra sản phẩm được mở rộng, giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Ngày 7.9.2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định công nhận thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng (H.Vạn Ninh) là làng nghề truyền thống xoi trầm có tuổi đời trên trăm năm. Để phát triển nghề, làng nghề, nghề truyền thống, Hợp tác xã Trầm hương Vạn Thắng đã được thành lập để liên kết các hộ làm trầm, tạo bước đi bền vững, hội nhập. Đến với làng nghề trầm hương xã Vạn Thắng, du khách sẽ được xem và trải nghiệm công việc của những người thợ xoi trầm, được tìm hiểu hành trình tạo trầm trên cây dó bầu cho đến quy trình sơ chế, gia công các sản phẩm từ trầm như: Trầm cảnh mỹ nghệ, vòng trang sức trầm hương, nhang trầm hương không tăm và nhang trầm hương có tăm; tinh dầu trầm…Ông Trần Công Đức, Giám đốc Hợp tác xã Trầm hương xã Vạn Thắng, cho biết HTX không chỉ mang lại nguồn sinh kế ổn định mà còn góp phần bảo tồn một di sản quý giá, tạo ra các sản phẩm trầm hương tinh xảo, nâng tầm thương hiệu trầm hương Việt Nam trên bản đồ thế giới.Giữa cái lạnh khi tiết trời sang đông, ông D.N.T vẫn miệt mài với công việc điêu khắc trầm. Chăm chút, tẩn mẩn đẽo gọt khúc dó bầu để loại bỏ đi phần giác, giữ lại phần có trầm, những cây trầm cảnh to và cao gần 1m dưới bàn tay của ông đã dần thành hình, trở thành những cây trầm cảnh có giá hàng trăm triệu đồng. Làm trầm cảnh là con đường giúp ông D.N.T cũng như làng nghề xoi trầm Vạn Thắng có của ăn của để. Trên địa bàn huyện Vạn Ninh hiện còn hàng chục cơ sở sản xuất, kinh doanh trầm hương, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động với mức từ 6-8 triệu đồng/tháng. Ông Lưu Thế Anh (ngụ tại TP.Nha Trang, Khánh Hòa) trong một lần đi tìm sản phẩm trầm hương để tặng cho người bạn thân nhân dịp tân gia đã tìm đến làng nghề trầm hương Vạn Thắng. Những sản phẩm trầm cảnh mỹ nghệ từ các nghệ nhân xoi trầm đã cuốn hút anh, không chỉ mua tặng cho người bạn, anh còn mua thêm nhiều sản phẩm để trang trí cho nhà mình.Những năm gần đây, khách du lịch cũng như những người đam mê về trầm hương trong và ngoài nước thường xuyên đến làng nghề xoi trầm hương Vạn Thắng; một số doanh nghiệp đã đưa khách du lịch tới tham quan làng nghề và họ rất thích thú. Ngày 20.12, UBND huyện Vạn Ninh tổ chức lễ công bố làng nghề xoi trầm hương (xã Vạn Thắng) là địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Chia sẻ về hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, Chủ tịch UBND xã Vạn Thắng Huỳnh Văn Hóa, cho biết thông qua HTX Trầm hương Vạn Thắng cũng như sự hỗ trợ từ huyện Vạn Ninh và tỉnh Khánh Hòa, địa phương đã tiến hành xây dựng các mối liên kết với các doanh nghiệp toàn quốc, mở rộng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Đồng thời tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để tạo bước đột phá phát triển du lịch cộng đồng. "Việc kết hợp giữa làng nghề với các hoạt động du lịch trải nghiệm đã mở ra cơ hội quảng bá sản phẩm, đưa Phú Hội 1 nói riêng và xã Vạn Thắng nói chung trở thành điểm đến độc đáo cho du khách, nơi du khách có thể tham quan quy trình xoi trầm, chế tác thủ công và cảm nhận giá trị văn hóa bản địa", ông Hóa cho biết thêm.4 năm qua, HTX Trầm hương Vạn Thắng đã không ngừng nỗ lực xây dựng thương hiệu, trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát triển và bảo tồn nghề trầm hương. Đến nay, HTX đã vinh dự đạt được nhiều thành tích nổi bật, trong đó có:- 2 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa: Bằng khen "Có thành tích tiêu biểu thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2021" và Bằng khen "vì thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế tập thể, được công nhận là hợp tác xã điển hình tiên tiến năm 2023.- Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vì những đóng góp tích cực trong sản xuất, kinh doanh và xây dựng nông thôn mới năm 2023.- Cùng nhiều giấy khen của các cơ quan, tổ chức khác.
Những phiên bản bánh trung thu thượng hạng độc đáo và mới lạ của mùa trăng 2022
Đó là ngày vui của chị Võ Thúy Vy (30 tuổi) và chồng Pháp, anh Jason (31 tuổi) hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM.Thời gian gần đây, hình ảnh ngày cưới của chị Vy và anh Jason ở Lai Vung (Đồng Tháp) với sự tham gia đầy đủ của 2 gia đình Việt - Pháp cũng như thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống Việt Nam đã nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Chị Vy cho biết đám cưới diễn ra hồi đầu 2024, nhưng đến hiện tại chị vẫn không thể nào quên ngày đặc biệt trong cuộc đời của mình. Ở đó, chị xúc động và hào hứng khi gia đình chồng vượt 10.000 km về Việt Nam tham dự lễ cưới cũng như nhiều người bạn Pháp, Úc, Ấn Độ, Philippines… "lặn lội" về miền Tây chung vui với 2 vợ chồng.Một đám cưới miền Tây "chính hiệu" với cổng cưới bằng cây chuối, đêm nhóm họ cả bạn bè của cô dâu và chú rể vui vẻ hát karaoke và nhảy múa tưng bừng đến mức quên cả giờ ngủ, nhà trai đi xuồng rước dâu, làm lễ trước bàn thờ gia tiên… của vợ chồng chị Vy khiến nhiều người hào hứng, thích thú."Mình ngỏ ý muốn tổ chức lễ cưới ở quê nhà mình, phần vì muốn tái hiện ký ức tuổi thơ khi được tham dự những lễ cưới hồi xưa, phần cũng muốn giới thiệu với gia đình chồng những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cả gia đình anh đều ủng hộ", chị tâm sự.Anh Jason cho biết trước đó, anh cũng đã từng dự đám cưới của bạn bè ở TP.HCM, nhưng chưa từng tìm hiểu, trải nghiệm những lễ nghi, phong tục cưới của người Việt. Trong ngày cưới của mình, chàng trai Pháp có phần lo lắng, hồi hộp vì sợ không làm đúng nghi thức nhưng cũng thực sự háo hức, hạnh phúc."Tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh đi xuồng rước dâu. Đó không phải là lần đầu tôi đi xuồng, ghe ở miền Tây, nhưng lại là lần đầu tiên được làm nhân vật chính, mặc áo dài, cùng gia đình đến nhà vợ", anh cười kể.Trong suốt 1 tháng gia đình anh Jason ở Việt Nam, họ không chỉ tham gia vào sự kiện quan trọng nhất là ngày cưới mà còn được chị Vy và gia đình đón tiếp nồng hậu, trải nghiệm văn hóa địa phương. Gia đình Pháp ngồi xếp bằng dưới nền nhà, thưởng thức bánh tráng cuốn cá lóc nướng chấm mắm me. Họ dùng đũa thay vì dao nĩa như ở Pháp, dù ban đầu có phần lóng ngóng nhưng rộn rã tiếng cười. Họ đi tham quan những vườn trái cây miền Tây ngọt lành, trải nghiệm văn hóa lô tô… Những trải nghiệm thú vị đó đã khiến cha chồng chị liên tục nói: "Tôi yêu Việt Nam!".Mọi chuyện bắt đầu từ cuối tháng 2.2018, chị Vy và anh Jason vô tình gặp nhau trong một quán bar trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM). Trước đó một ngày, chị vừa kết thúc mối quan hệ với người cũ. Còn anh thì đang là khách du lịch đến Việt Nam khám phá.Thấy anh đang ngồi cùng với vài người bạn chị Vy quen, chị sang chào hỏi cả nhóm, cũng kết bạn và giữ liên lạc với anh Jason. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chị Vy đã lập tức ấn tượng với anh chàng Pháp thú vị đối diện. Ngược lại, anh cũng phần nào cảm mến cô gái Việt Nam thân thiện, dễ thương.Những ngày sau đó, chị Vy như một "hướng dẫn viên" gợi ý và cùng trải nghiệm nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống ở TP.HCM với anh Jason. Cứ như vậy, họ trở thành những người bạn tốt của nhau, cùng nhau đi phượt thêm nhiều địa điểm ở Việt Nam như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hội An, Tây Ninh... trong vòng 1 tháng. Không lâu sau, cặp đôi cùng nhau đi xe máy khám phá Campuchia và từ đây, tình cảm cứ thế phát triển dần.Dẫu không cần nói ra, cặp đôi vẫn thầm hiểu họ đang trong mối quan hệ tìm hiểu nhau. Cho tới một ngày anh Jason nói với chị Vy, rằng: "Anh yêu em!", cũng là lúc anh xác định chắc chắn mối quan hệ của mình và có kế hoạch về Việt Nam sống.Vốn làm trong một công ty kỹ thuật tư vấn xây dựng ở Pháp, anh quyết định sang Việt Nam sống, làm việc. Từ 2018 đến nay, chàng trai Pháp làm giáo viên dạy tiếng Anh cũng như tiếng Pháp để được cạnh kề bên chị Vy.Sau khi cầu hôn chị trong một chuyến du lịch ở Philippines hồi 2023 bằng chiếc nhẫn cầu hôn đặc biệt bằng san hô, cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng, xây dựng tổ ấm ở TP.HCM. Từ ngày quen chị Vy, anh Jason cũng thường đón năm mới, đón tết ở Việt Nam. Tết Ất Tỵ 2025 này sẽ tiếp tục là một cái tết đặc biệt với chàng trai Pháp khi anh sẽ về quê Đồng Tháp ăn tết với gia đình vợ."Khác với năm mới ở Pháp, tết cổ truyền Việt Nam nhiều ngày hơn. Tôi được khám phá nhiều nét văn hóa thú vị. Ấn tượng nhất với tôi là việc cả nhà cùng nhau dọn nhà trước tết trong nhiều ngày, vừa mệt và vừa vui. Ở Pháp, chúng tôi không dành nhiều thời gian để dọn nhà đến vậy. Tết cũng là dịp để mọi người trong nhà quan tâm yêu thương nhau, không chỉ gia đình nhỏ của mình mà còn với những bà con, người thân khác", anh cười nói về trải nghiệm tết ở miền Tây quê vợ.

Lâm Thanh Nhã - Trương Thanh Long vướng tin đồn 'phim giả tình thật'
Lái ô tô ngược chiều, nữ tài xế vẫn 'sửng cồ' chửi bởi người đi đúng
Sự kết hợp đầy hiệu quả cùng Samsung, Fore, Alibaba,… và nhiều đối tác IT lớn với mục tiêu chung là đào tạo nhân tài Công nghệ Thông tin ở Đại học (ĐH) Duy Tân đã và đang ghi nhận những thành công mạnh mẽ, đặc biệt là trong năm 2024 vừa qua. Tiền đề này là thước đo uy tín để các bậc phụ huynh và các em học sinh hoàn toàn yên tâm lựa chọn ĐH Duy Tân cho hành trình học đại học ngay trong năm 2025 này.Sinh viên khối ngành Công nghệ Thông tin ở DTU đang được học tập với các chương trình đào tạo chất lượng nhất, trong đó có có 3 khóa học của Samsung:bên cạnh thêm 1 khóa học Kỹ năng Lập trình Cơ bản (Coding & Programming).Hiệu quả từ quá trình hợp tác với ĐH Duy Tân để triển khai dự án Samsung Innovation Campus (SIC) cùng nhiều hoạt động trao đổi chuyên môn khác đã trở thành điểm tựa để Samsung Việt Nam tài trợ cho DTU một Lab 30 máy tính cấu hình cao, 1 laptop và 1 tivi thông minh để hỗ trợ công tác đào tạo ngay tại Trường Khoa học Máy tính (SCS), ĐH Duy Tân. Ngay khi được lựa chọn thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Samsung ở Hà Nội, 8 sinh viên Duy Tân có thành tích tốt trong khóa học SIC cũng đã được Samsung RD tiếp nhận vào làm việc chính thức.Cũng trong năm này, Công ty CP Fore (Nhật Bản) đã tài trợ cho ĐH Duy Tân một Lab Cyber Security phục vụ nghiên cứu và học tập về An ninh Mạng. Lab Cyber Security có 20 laptop cấu hình cao kèm theo một số phần mềm chuyên dụng, 1 server chuyên dụng và nhiều thiết bị mạng khác. Chương trình "Vườn ươm Nhân tài An toàn - An ninh Mạng" tại ĐH Duy Tân hay còn được gọi là Dự án "Blue Rock" do Công ty CP Fore và ĐH Duy Tân triển khai đang ghi nhận nhiều hiệu quả ấn tượng khi cung cấp cho xã hội các chuyên gia xuất sắc về An toàn Thông tin.Ngay trong Lễ Tốt nghiệp khóa 1 dự án "Blue Rock", 100% sinh viên năm 4 của ĐH Duy Tân đã được Công ty Fore và Công ty Cổ phần LLL (Nhật Bản) tuyển dụng vào làm tại Việt Nam với mức lương từ 1.200 - 2.200 USD/tháng. Dự án này đang thu hút rất nhiều sinh viên theo học bởi bên cạnh việc được huấn luyện về những kiến thức An toàn An ninh Mạng cập nhật nhất, các sinh viên DTU còn được nhận mức lương từ 400-800 USD/tháng ngay khi vẫn còn đang đi học tại DTU. Tùy theo năng lực của từng sinh viên về sau, Công ty Fore sẽ chọn lựa để tiếp tục trả lương như trả cho chuyên gia. Điều này thêm phần khẳng định năng lực của sinh viên Duy Tân thực sự xuất sắc và được ghi nhận ngay khi còn đang học tập trên giảng đường.Bên cạnh đó, cũng trong năm 2024, công ty Alibaba đã ký kết với ĐH Duy Tân về Chương trình Trao quyền Học thuật trên nền tảng đám mây của Alibaba (AAEP), với giá trị quy đổi tương ứng 3 triệu đôla Mỹ cho các tài nguyên số trên đám mây điện toán của Alibaba cho giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân. Đồng thời, Học viện Alibaba Cloud sẽ cung cấp tư vấn và hỗ trợ cần thiết bằng nhiều công nghệ đám mây khác nhau để hỗ trợ sự phát triển trong tương lai của Trường Đại học Duy Tân về đổi mới, hợp tác xanh số hóa trên toàn quốc với các sáng kiến Giáo dục Thông minh khác nhau.Với chương trình đào tạo bài bản, cập nhật các kiến thức chuyên ngành mới nhất, đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp tâm huyết tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu thế giới và từ các doanh nghiệp uy tín trong ngành cùng cơ hội được học tập trong các Lab IT chuyên sâu hiện đại, sinh viên Duy Tân vì thế luôn tự tin làm chủ công nghệ để giành những vị trí cao nhất tại các cuộc thi trong nước và quốc tế.Năm 2024, các "chiến binh" Robot của ĐH Duy Tân đã giành 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, và 1 giải Ý tưởng Sáng tạo tại Cuộc thi "ROBOG 2024" toàn quốc diễn ra vào ngày 22.9.2024. Điểm nhấn của cuộc thi này là các đội đều sử dụng chung một thiết kế robot hình người Yanshee và bộ UGOT nhưng với những sáng tạo khác nhau qua lập trình AI sẽ giúp robot có những khả năng khác nhau để vượt qua các chướng ngại vật và về đích. Giành giải cao nhất của cuộc thi đã đưa đội tuyển The Suff của ĐH Duy Tân trở thành đại diện của Việt Nam tham dự Vòng Chung kết Thế giới dự kiến diễn ra năm nay tại Trung Quốc.Ở Cuộc thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ "Innovation Tech Challenge 2024" do Samsung Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt triển khai vào ngày 29.8.2024, sinh viên Duy Tân cũng đã giành giải Nhất với sự vượt trội trong thiết kế robot. Đây là lần thứ 2, sinh viên ĐH Duy Tân giành giải cao nhất của cuộc thi, khi năm 2023, sinh viên DTU đã giành cả giải Nhất và Nhì.Chính không gian đào tạo vô cùng hiện đại được trang bị hệ thống máy tính cấu hình cao, cùng nhiều laptop và tivi thông minh mà Samsung, Fore, Alibaba,… bố trí tại ĐH Duy Tân đã tạo nên các điều kiện học tập, thực hành, và nghiên cứu tốt nhất cũng như khơi gợi nhiều cảm hứng để sinh viên DTU chinh phục những giải thưởng lớn trong nghiên cứu robot thời gian gần đây.Cùng với lĩnh vực Robot & AI, sinh viên ngành An ninh Mạng của ĐH Duy Tân luôn tự hào với những giải thưởng lớn, cụ thể:Ngoài ra, nhóm An toàn Thông tin ISITDTU (hacker "mũ trắng") của trường luôn xếp vị trí hàng đầu tại Việt Nam (trong nhiều năm từ 2019 đến nay) trên Bảng Xếp hạng CTF Time.Hỗ trợ cho quá trình học tập ngành An ninh Mạng, ĐH Duy Tân đã xây dựng 2 Phòng Thực hành theo mô hình Open Lab chuyên đề gồm:với đầy đủ các thiết bị mạng chuyên dụng như: server, router, firewall, IDS/IPS, load balancing device (với nhiều chủng loại đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau: Cisco, Fortinet, Drytech,…) đã và đang tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên Duy Tân học tập và thi đấu ở nhiều cuộc thi An toàn Thông tin trong nước và quốc tế.Ở lĩnh vực Thiết kế Game, sinh viên Duy Tân luôn đứng vị thứ rất cao trong rất nhiều các cuộc thi, cụ thể:Mới đây nhất vào cuối năm 2024, sinh viên Duy Tân đã giành giải Nhất khối thi Phần mềm Mã nguồn Mở tại cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 33. Giải thưởng lớn tại cuộc thi năm nay đã thêm phần khẳng định năng lực, bản lĩnh của sinh viên Duy Tân trên các sân chơi lớn, đặc biệt trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin - vốn là thế mạnh, là khối ngành trọng điểm của trường.Lĩnh vực Khoa học Máy tính của ĐH Duy Tân luôn giữ vị trí trong Top 300+ qua nhiều năm ở trên các bảng xếp hạng thế giới uy tín, cụ thể:Đây là cơ sở và uy tín để ĐH Duy Tân tiếp tục triển khai đào tạo và mở rộng thêm các ngành nghề về Công nghệ Thông tin. Hiện nay, có nhiều ngành học IT đang được đào tạo tại trường như:Kỹ thuật Phần mềm với các chuyên ngành:An toàn Thông tin và Mạng Máy tính & Truyền thông Dữ liệu có các chuyên ngành:Hệ thống Thông tin Quản lý Tiên tiến & Chất lượng Cao chuẩn CMU (đạt kiểm định ABET 2019).Khoa học Máy tínhKhoa học Dữ liệuĐây cũng là khối ngành có nhiều chương trình đào tạo đạt kiểm định ABET - Tiêu chuẩn "vàng" về đào tạo Khoa học-Kỹ thuật của Mỹ, tại ĐH Duy Tân, bao gồm:Các chương trình này đều đạt mức kiểm định cao nhất của ABET là 6 năm. Nhiều học phần trong chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh do chính các giảng viên đến từ các đại học Mỹ hoặc các giảng viên người Việt và người nước ngoài tại Khoa Đào tạo Quốc tế (IS), ĐH Duy Tân giảng dạy.Sinh viên theo học các ngành thuộc khối Công nghệ Thông tin/Khoa học Máy tính của ĐH Duy Tân luôn được trực tiếp học tập các chương trình cập nhật nhất được "nhập khẩu" từ ĐH Carnegie Mellon - 1 trong 4 trường mạnh nhất về Công nghệ Thông tin của Mỹ (theo U.S. News 2024) để tự tin bước vào thị trường lao động toàn cầu với năng lực vẹn toàn nhất.
Nghiên cứu phát hiện lạm dụng Viagra có thể ảnh hưởng đến mắt
Trước sự việc người nổi tiếng quảng cáo lố thực phẩm chức năng, đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hiện không yêu cầu người nổi tiếng phải sử dụng trải nghiệm sản phẩm trước khi quảng bá, nhưng buộc tuân thủ các quy đinh, không thổi phồng công dụng.Mới đây, liên quan người nổi tiếng có quảng cáo vi phạm quy định của sản phẩm thực phẩm bổ sung, Cục An toàn thực phẩm đã đề nghị Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử và Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) phối hợp kiểm tra thông tin và xử lý các vi phạm, ngăn ngừa kịp thời các vi phạm quảng cáo thực phẩm.Một lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho biết, hiện không có quy định người nổi tiếng phải sử dụng trải nghiệm sản phẩm trước khi quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhưng thực phẩm chức năng và các sản phẩm đặc thù, sản phẩm liên quan sức khỏe bao giờ cũng có quy định, điều kiện riêng về tiêu chuẩn chất lượng; quy định các nội dung quảng cáo."Do đó, các cá nhân khi tham gia quảng cáo cho sản phẩm liên quan sức khỏe như thực phẩm chức năng cần phải nắm rõ thông tin về sản phẩm được cấp phép; và chỉ được quảng cáo những nội dung đã được cơ quan thẩm quyền xác nhận. Ngoài các nội dung đó, người quảng cáo tự thêm nội dung, sai với bản chất sản phẩm là vi phạm", lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm đặc biệt lưu ý.Theo Cục An toàn thực phẩm, các vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng liên quan người nổi tiếng, vừa qua, Bộ VH-TT-DL đã làm rất mạnh, ban hành quy tắc ứng xử, đem lại hiệu quả trong việc chấn chỉnh các vi phạm.Sau khi Bộ VH-TT-DL có văn bản nhắc nhở, hiện trên mạng xã hội còn rất ít hình ảnh người nổi tiếng tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng, hầu hết là clip cũ, có thể cắt ghép phát lại."Trước đây, có trường hợp tham gia quảng cáo sản phẩm là MC của đài truyền hình, cục cũng đã có văn bản gửi đến đài truyền hình và bên đó đã có chấn chỉnh, xử lý ngay lập tức", một lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho biết.Theo đánh giá của đại diện Cục An toàn thực phẩm, hiện tượng người nổi tiếng tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng sai quy định, về cơ bản đã được kiểm soát. Đặc biệt, với quy tắc ứng xử, những người nổi tiếng có hoạt động xã hội cũng đã hiểu và tuân thủ quy tắc đó. Bộ Y tế và Bộ VH-TT-DL tiếp tục duy trì các phối hợp trong chấn chỉnh các vi phạm quảng cáo thực phẩm liên quan sức khỏe.Với người dùng, Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị, để tránh rơi vào "bẫy" của những quảng cáo thiếu căn cứ, cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi quyết định mua và chỉ chọn mua các loại thực phẩm chức năng từ những nguồn tin cậy. Đồng thời, đừng để những lời quảng cáo hoa mỹ hay hình ảnh của người nổi tiếng trên mạng đánh lừa.
bản tin tennis
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư